Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Tác dụng của Yến sào và có phải là thực phẩm chức năng hay không?

  Hiện nay, do sự ổn định, phát triển về kinh tế đồng thời nhu cầu muốn bồi bổ sức khỏe ngày càng tăng cao mà nhiều người đã và đang có ý định mua cùng các loại sản phẩm chế biến từ về để sử dụng cho bản thân cũng như cả gia đình. Tuy nhiên, do đây là một sản phẩm khá cao cấp và ít phổ biến nên có rất nhiều người vẫn thắc mắc liệu sào có phải là thực phẩm chức năng hay không?

Yến sào có phải là thực phẩm chức năng


Hiện nay, do sự ổn định, phát triển về kinh tế đồng thời nhu cầu muốn bồi bổ sức khỏe ngày càng tăng cao mà nhiều người đã và đang có ý định mua cùng các loại sản phẩm chế biến từ về để sử dụng cho bản thân cũng như cả gia đình. Tuy nhiên, do đây là một sản phẩm khá cao cấp và ít phổ biến nên có rất nhiều người vẫn thắc mắc liệu sào có phải là thực phẩm chức năng hay không?




sào liệu có phải là thực phẩm chức năng hay không?


Với nhiều người, yến sào đã và đang trở thành một món ăn quen thuộc, đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, đây vẫn là một loại thực phẩm khá cao cấp và ít phổ biến. Do đó, những người có ý định, nhu cầu mua để sử dụng vẫn thường thắc mắc không biết có phải là loại thực phẩm chức năng hay không. Để xác định liệu có phải là thực phẩm chức năng hay không, chúng ta sẽ cần tìm hiểu rõ là gì, nguồn gốc xuất xứ cũng như công dụng của nó như thế nào. Cụ thể: (hay còn gọi yến sào) là tổ của loài chim yến hàng hay yến đen, thường được tìm thấy trong các hang động, dưới vách đá ven biển ở các quốc gia châu Á, trong đó phổ biến là Việt Nam, Philippines, Malaysia,....Chim yến tạo ra tổ bằng cách dùng nước bọt của mình dệt thành sợi mỏng rồi đan chúng lại thành chiếc tổ có hình chén.

Đây chính là nguồn gốc, xuất xứ của (tìm hiểu chi tiết tại bài viết: Yến sào là gì? Yến sào được lấy từ đâu?).   Về công dụng của yến sào, theo nhiều nhà nghiên cứu, trong loại thực phẩm này có chứa tới hơn 18 axit amin cùng khoảng 31 nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của cơ thể. Bên cạnh đó, trong yến sào còn chứa nhiều hợp chất giúp kích thức sự sinh trưởng tế bào, tăng khả năng phục hồi và chữa lành vết thương, cải thiện hệ thống miễn dịch, bồi bổ sức khỏe, cân bằng quá trình trao đổi chất Sau khi đã biết được yến sào là gì cũng như công dụng của sào, để giải đáp được thắc mắc liệu yến sào có phải là thực phẩm chức năng hay không, chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu xem thực phẩm chức năng là gì cũng như những đặc điểm của nó ra sao.

Cụ thể: Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam thì thực phẩm chức năng là loại thực phẩm dùng để phục hồi, hỗ trợ hoặc tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Ngoài ra, thực phẩm chức năng cũng có thể có tác dụng dinh dưỡng, tạo ra tình trạng thoải mái, tăng cường sức đề kháng cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh cho người sử dụng. Như vậy, có thể thấy, sào là loại thực phẩm dùng để phục hồi và tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Bên cạnh đó, còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Do đó, yến sào chính là một loại thực phẩm chức năng với rất nhiều các công dụng tuyệt vời trong việc bổ sung chất dinh dưỡng, cải thiện và tăng cường sức khỏe,....

Ăn sào có công dụng gì?




Hiện nay nhiều người dân Việt Nam vẫn thường nhận được lời khuyên là nên tìm mua sào để bồi bổ sức khỏe cho bản thân cũng như cả gia đình, nhất là khi trong nhà có trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng; người vừa khỏi bệnh, hậu phẫu thuật; phụ nữ đang mang thai hoặc vừa sinh con;…. Tuy nhiên, do khá quý hiếm và ít phổ biến, đa số mọi người vẫn chưa hiểu rõ thực sự thì tác dụng của sào đối với sức khỏe con người là như thế nào. Hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin để giải đáp thắc mắc trên.

Lợi ích của việc ăn sào:


Để tìm hiểu về lợi ích của sào, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ là gì cũng như nó được lấy từ đâu. Như chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết trước, hay yến sào là tổ của loài chim yến được chúng tạo thành từ nước bọt của mình và do đó có thể ăn được. Bên cạnh đó, hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như các công dụng của yến sào thực chất đều xuất phát từ nước bọt của tổ yến. Vậy, nước bọt của chim yến có tác dụng như thế nào? Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia, trong nước bọt của chim yến hay trong có chứa 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Trong đó có tới 8 loại axit amin thiết yếu (không thể tổng hợp được trong cơ thể người mà phải lấy từ thức ăn). Tác dụng của axit amin thiết yếu có trong đối với cơ thể con người cụ thể như sau:

 ► Methionine: Giúp phát triển cơ bắp đồng thời tăng cường lượng testosterone sinh dục nam. Bên cạnh đó, methionine còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp, bệnh gan cũng như giảm thiểu tình trạng kiệt sức ở người.

 ► Phenylalanine: Giúp hoàn thiện và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ, tăng cường trí nhớ.

 ► Isoleucine: Phục hồi sức khỏe, giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin cũng như quá trình đông máu.

 ► Valine: Giúp chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, cân bằng lượng nitơ có trong cơ thể, ngoài ra nó còn giúp phân hủy đường glucozơ.

 ► Histidine: Giúp các cơ bắp liên kết với nhau, hình thành màng chắn myelin bảo vệ dây thần kinh đồng thời hỗ trợ tạo ra dịch vị có tác dụng kích thích tiêu hóa.

 ► Lysine: Hấp thu canxi giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa, duy trì trạng thái cân bằng của nitơ có trong cơ thể để từ đó tránh được tình trạng giãn cơ và mệt mỏi.

 ► Leucine: Có tác dụng quan trọng đối với quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.

 ► Threonine: Hỗ trợ hình thành hai loại protein là collagen và elastin - hai hợp chất vô cùng quan trọng trong việc kết nối các tế bào; tạo nên cấu trúc sợi của mô liên kết, dây chằng, gân; giúp bảo trì làn da; nhanh chóng hồi phục vết thương; xương chắc khỏe; phòng chống xơ vữa mạch máu;…. Bên cạnh đó, threonine còn có tác dụng hỗ trợ gan hoạt động, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời thúc đẩy khả năng hấp thụ các loại dưỡng chất của cơ thể.   Những axit amin còn lại cũng có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện cơ thể con người. Chẳng hạn như Axit aspartic có tác dụng giúp xây dựng hệ miễn dịch đồng thời thúc đẩy quá trình tăng trưởng mô, cơ; axit sialic tham gia vào quá trình phát triển và hoàn thiện trí não; proline đẩy nhanh sự phục hồi cơ, mô và da;…

 Bên cạnh đó, còn chứa khoảng 30 loại nguyên tố vi lượng (là những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể người ở lượng rất nhỏ nhưng cần phải được bổ sung đều đặn để đảm bảo cho các chức năng trao đổi chất quan trọng có thể vận hành trơn tru, giúp cơ thể hoạt động bình thường) như sắt, đồng, kẽm,…. Nếu cơ thể thiếu những loại nguyên tố vi lượng này sẽ sinh ra các căn bệnh nguy hiểm, cụ thể như thiếu sắt sẽ gây ra bệnh thiếu máu, thiếu đồng sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch, thiếu kẽm sẽ gây ra bệnh vô sinh,.... Ngoài ra, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng: trong có chứa rất nhiều các loại hợp chất với giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể:




 ► Protein: Là các loại hợp chất vô cùng quan trọng, tham gia vào gần như mọi quá trình hoạt động của cơ thể người.

 ► Đường amino: Bao gồm hexosamine, galactosamine, glucosamine có tác dụng trong việc hình thành móng, gân, da, mắt, xương, khớp, dây chằng và các van tim, điều tiết chất nhầy trong hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tiết niệu. Như vậy, với việc bổ sung cho cơ thể các loại hợp chất trên, lợi ích của việc ăn sào đối với sức khỏe con người là vô cùng to lớn. Một mặt, loại thực phẩm này cung cấp những dưỡng chất cần thiết để cơ thể phát triển và hoàn thiện. Mặt khác, cũng giúp bồi bổ, cải thiện sức khỏe, chữa suy nhược, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, phục hồi nhanh các tổn thương.

Bên cạnh đó, theo Đông y thì sào còn được gọi là tâm dịch, huyền tương, có vị ngọt, tính bình, vào kinh phế, vị và vì vậy có tác dụng hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp (phế) và hệ tiêu hóa (vị) như lao phổi, viêm gan, tiêu đờm, ho, viêm phế quản mãn tính, suyễn, dạ dày yếu, hay đau bụng, lạnh bụng, nôn mửa, biếng ăn, chán ăn,…. Ngoài ra, còn là loại thực phẩm vàng đối với chị em phụ nữ nhờ công dụng tái tạo cấu trúc da, bảo trì nhan sắc, lưu giữ nét thanh xuân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét