Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Ăn tổ yến sào nóng hay mát và Người bị ho có nên ăn yến sào?

Với một loại thức ăn cao cấp, quý hiếm và chưa mấy phổ biến như yến sào sào, câu hỏi đầu tiên thường được nhiều người đặt ra khi tiếp xúc với món ăn này là ăn yến sào nóng hay mát? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin để giải đáp thắc mắc trên.

Ăn yến sào sào nóng hay mát?


Yến sào có nóng không?

Thông thường, để nhận biết một loại thực phẩm có tính nóng, chúng ta sẽ dựa vào màu sắc, hương vị cũng như hoàn cảnh sinh trưởng của chúng. Theo đó, ở thực phẩm có tính nóng thường xuất hiện các đặc điểm sau:
  • Màu đỏ, cam.
  • Chứa ít nước.
  • Sinh trưởng trong đất
  • Có vị ngọt hoặc vị cay
  • Tỷ lệ Kali/Natri lớn hơn 5
Chúng ta có thể thấy yến sào thông thường có màu trắng, không chứa nước, không sinh trưởng trong đất đồng thời qua nghiên cứu, phân tích thì tỷ lệ Kali/Natri ở yến sào gần bằng 5. Do đó, có thể thấy yến sào không có tính nóng.



Yến sào có mát không?

  Trái ngược với những thực phẩm có tính nóng, ở thực phẩm có tính mát thường xuất hiện những đặc điểm sau:
  • Màu đen, xanh lục, xanh lam.
  • Chứa nhiều nước
  • Sinh trưởng trong nước
  • Có vị đắng, chát, chua
  • Có tỷ lệ Kali/Natri bé hơn 5
Từ những đặc điểm nhận biết trên và kết hợp với tính chất của tổ yến, chúng ta cũng có thể đưa ra kết luận là yến sào sào không có tính mát.

Yến sào sào có đặc tính như thế nào?


Trong Đông y tức y học cổ truyền, các loại thực phẩm, dược phẩm nói chung có thể chia ra thành “tứ tính” (4 tính chủ đạo). Cụ thể là hàn (lạnh), lương (mát), ôn (ấm) và nhiệt (nóng). Ngoài ra, ở giữa 4 tính này còn có một tính nữa ít thấy hơn đó là tính bình (không nóng cũng không lạnh). Bên cạnh đó, theo các tài liệu y học cổ thì yến sào hay còn được gọi là tâm dịch, huyền tương, có vị ngọt, tính bình, vào phế vị thận. Do đó, có thể thấy yến sào không có tính nóng hay mát và có thể sử dụng cho hầu hết những người có cơ địa bình thường.

 Bên cạnh đó, đặc tính đông y của yến sào cho thấy loại thực phẩm này có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết. Từ đó, yến sào có tác dụng làm sạch phổi và hệ hô hấp nói chung, tăng cường khả năng đề kháng đối với các bệnh qua đường hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, bồi bổ và cải thiện sức khỏe, dưỡng khí huyết.

Người đang bị ho có nên ăn yến sào không?


Để tìm hiểu xem người bị ho có nên ăn yến sào hay không, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu xem bệnh ho xuất phát từ đâu, nguyên nhân là gì. Theo y học cổ truyền, ho là do tà xâm phạm vào tạng phế sinh ra. Hiểu theo nghĩa hiện đại hoặc theo tây y thì ho là phản xạ của cơ thể để đẩy các dị thể (virus, vi khuẩn, chất tiết, dị vật) trong đường hô hấp ra ngoài. Vì vậy, có thể coi ho là một cơ chế tự vệ của cơ thể. Khi nào cơ thể chưa ngừng ho tức là lúc đó hệ hô hấp vẫn còn tồn tại dị vật. Với yến sào sào, theo các tài liệu Đông y cổ, yến sào còn được gọi là tâm dịch, huyền tương, vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế vị.

Từ đó có thể thấy, yến sào sào có tác dụng bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Theo nhiều nghiên cứu, yến sào cũng có tác dụng làm sạch phổi, tăng cường khả năng đề kháng của hệ hô hấp, ngăn ngừa cơ thể khỏi các bệnh liên quan đến không khí bị ô nhiễm. Do đó, có thể nói cả người lớn và trẻ em bị ho đều nên ăn yến sào sào để hỗ trợ điều trị, giảm tình trạng ho đồng thời tăng cường sức đề kháng.



Cách sử dụng yến sào sào cho người bị ho như thế nào để mang lại hiệu quả ?


  Để đem lại hiệu quả cao nhất, các bạn có thể chế biến món yến sào sào chưng đường phèn bởi đường phèn cũng là loại thực phẩm có tác dụng trị ho và giảm các triệu chứng viêm họng, viêm phế quản. Bên cạnh đó mặc dù đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng mọi người vẫn nên chú ý sử dụng yến sào sào theo đúng liều lượng để hạn chế tình trạng “hư bất thụ bổ” (cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khiến chúng tích tụ lại và gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn) trong Đông y. Liều lượng sử dụng yến sào sào cho người bị ho cụ thể như sau: ► Đối với người lớn:
  • Buổi sáng: 1 ly nhỏ yến sào chưng đường phèn
  • Buổi chiều: 1 ly nhỏ
► Đối với trẻ em:
  • Buổi sáng: 1/2 ly nhỏ
  • Buổi chiều 1/2 ly nhỏ
Lưu ý:

Nên sử dụng yến sào lúc còn nóng để giữ ấm cho cơ thể đồng thời dùng vào lúc đói để tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Sử dụng trong thời gian từ 2 - 3 tháng rồi dừng một khoảng thời gian sau đó mới tiếp tục để thu được hiệu quả lớn nhất. Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc để giải đáp thắc mắc người bị ho có nên ăn yến sào hay không. Nếu trong nhà có người thân, đặc biệt là trẻ em đang bị ho dai dẳng, ho không dứt,… các bạn có thể tìm mua yến sào và tiến hành theo phương pháp trên sẽ thấy được hiệu quả.

Ngoài ra, để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dùng, các bạn cũng chỉ nên lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm tại các cửa hàng bán yến sào nguyên chất, đảm bảo uy tín để tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang bày bán tràn lan trên thị trường. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét